Ở Việt Nam Nhà vệ sinh công cộng

Việt Nam, nhiều đô thị nhất là các đô thị lớn và đông dân đang xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng nhà vệ sinh công cộng do thiếu đất để bố trí xây nhà vệ sinh,[1] thực trạng chung nhà vệ sinh ở Việt Nam là không đủ, lắp đặt thiếu khoa học, bẩn thỉu.[2] Nhiều địa điểm công cộng không bố trí nhà vệ sinh nên xảy ra tình trạng xú uế lung tung.

Một nhà vệ sinh công cộng ở Đà Lạt.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, vốn thành phố đông dân nhất nước nhưng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại đây vừa thiếu lại vừa kém cỏi dẫn đến nhu cầu chính đáng của người dân không được đáp ứng, phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới uy tín, hiệu quả hoạt động của ngành du lịch, nhiều nhà vệ sinh thì bồn cầu cáu bẩn, sứt vỡ, nhiều cái đã mất nhưng không được thay thế đầu cửa, bể nước bằng xi măng cũ kỹ, nước đen ngòm. Nền nhà tuy được ốp gạch, nhưng cáu bẩn, vàng khè, nhiều khách đi xong không dập nước nên phân vẫn còn đó tạo cảnh tượng hãi hùng, thiếu vệ sinh[3] nền nhà bùn đất bám đen, ruồi nhặng bay tứ tung.

Chưa kể đến nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam vừa thiếu lại vừa trong tình cảnh hôi hám, bẩn thỉu khiến nhiều người dân và khách du lịch nước ngoài khiếp đảm khi giải quyết nhu cầu ở nơi công cộng. Điều đáng nói là sự xuống cấp của nhà vệ sinh công cộng có nguyên nhân không nhỏ từ sự vô ý thức của người dân khi sử dụng dịch vụ này[4] có nơi nước trong bể khá đầy nhưng không mấy ai vào làm động tác đơn giản là múc, dội nước vào bệ xí, nhiều người Việt Nam vô ý thức vào xong rồi ra không thèm dội nước thậm chí còn vẽ bậy lên tường, bẻ gãy các đèn chiếu sáng, ra không xả nước, bóp vụn xà bông để rửa tay.[4] Không ít nhà vệ sinh công cộng bị chiếm dụng buôn bán hoặc thành nơi tệ nạn[2] nhiều nhà vệ sinh công cộng đã trở thành nơi hút chích của các đối tượng nghiện ngập với nhiều kim tiêm dính máu vứt bừa bãi trên nền nhà.